Các món ăn đặc trưng của miền Bắc thường mang đậm hương vị, màu sắc, không cay không ngọt mà thường rất thanh đạm. Nếu bạn ở Miền Nam và có dịp đến miền bắc du lịch hãy thử ngay những món ăn này nhé.

Trong danh sách món ngon 3 miền thì ẩm thực miền Bắc có vị đặc trưng là những món ăn có vị vừa phải, thanh đạm, nhẹ nhàng nhưng lại có màu sắc rực rỡ, không đậm vị cay, ngọt, béo. Tất cả đều được chúng tôi gói gọn trong cẩm nang các món ăn đặc trưng của miền BắcSau đây hãy cùng phuot3mien.net điểm qua một số món ăn đặc biệt của miền Bắc này nhé.

Món ăn đặc trung mùi vị khó quên của cốm làng vòng
Món ăn đặc trung mùi vị khó quên của cốm làng vòng

Cốm làng Vòng – Hà Nội

Khi nhắc đến cốm làng vòng là chúng ta biết ngay đó là món ăn đặc trưng của Miền Bắc, đặc biệt khi bạn có chuyến ghé thăm Hà Nội. Chỉ nghe tên thôi người ta đã nghĩ đến những hạt cốm xanh non, được gói bởi những lá sen đượm hương thơm ngát, bên ngoài được buộc bằng đôi cọng rơm khô.

Bánh cuốn Thanh Trì

Dù bạn đã ăn bánh cuốn ở nhiều nơi khác, nhưng khi đến Thanh Trì Hà Nội nếu bạn thử món ăn này ở đây chắc chắn rằng bạn sẽ không thể quên được mùi vị đặc trưng của nó. Bởi vì dù có thiên vị hay không thì bánh cuốn Thanh Trì – Hà Nội du khách cũng không thể chê vào đâu được.

Người dân Hà Nội sành ăn nên ngay nguyên liều làm bánh cuốn cũng phải thật cầu kỳ chu đáo. Bột làm bánh phải làm từ thứ gạo ngon, thì bánh mới không nồng, sắc bánh mới trắng. Tráng bánh phải thật mỏng, mỡ thoa phải đều tay cho mướt mặt bánh để khi nếm vào thì thanh nhẹ, mát rượi. Công đoạn phết nhân bánh cũng đòi hỏi sự khéo léo để cho bánh không thô, nhân phải đều từng cái.

Phở Hà Nội – Món ăn gây nức lòng người đi xa

Món phở Hà Nội được xem là “món ăn gây nức lòng những người đi xa”, chỉ cần đi xa khi thấy những quán phở ven đường đề “phở Hà Nội” bạn sẽ có cảm giác thân quen và chắc chắn bạn sẽ không quên được mùi vị này của Miền Bắc.

Nguyên liệu làm nên một bát phở ngon nức nở đó chính là bánh phở, nước dùng có mùi thơm từ gừng, quế, hồi và thảo quả nướng kết hợp với vị ngọt từ xương lợn được ninh nhừ, thịt bò, thịt gà được thái mỏng và trần vào bát phở. Khi ăn phở, ta thường ăn kèm với quẩy, rau thơm và cho thêm các loại gia vị như dấm ớt, chanh tươi vào nước dùng để có vị chua thanh thanh, cay nhè nhẹ.

Ngày nay, do nhu cầu ăn uống ngày càng lên cao, phở được chế biến đa dạng và phong phú hơn, Ta có thể thưởng thức nhiều món phở khác nhau: phở xào, phở chiên phồng… Tuy nhiên phở nước truyền thống vẫn được coi là một trong các món ăn đặc trưng của miền Bắc và luôn là sự lựa chọn tin cậy đối với người dân Hà thành và nhiều du khách khi đặt chân đến Hà Nội.

Thịt trâu  gác bếp đặc sản vùng núi Tây Bắc
Thịt trâu gác bếp đặc sản vùng núi Tây Bắc

Trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp món ăn đặc sản vùng cao Tây Bắc. Khi du khách đặt chân tới đây trong bữa cơm đãi khách xa của chủ nhà, bạn sẽ bị thu hút bởi một trong các món ăn đặc trưng của miền Bắc là món ăn này, thịt trâu gác bếp (còn gọi là thịt trâu xông khói) có mùi vị rất đặc biệt. Món thịt trâu gác bếp vốn là đặc sản của người Thái đen, ngày xưa họ nghĩ ra cách ướp thịt trâu, bò treo lên gác bếp để có thể ăn được trong 1 thời gian dài, dùng trong những ngày lễ Tết, cỗ bàn hay những dịp quan trọng.

Cách làm thịt trâu gác bếp đơn giản nhưng nguyên liệu cũng khá là cầu kì và nhiều công đoạn. Họ thường cắt những mảng thịt to, chọn miếng thăn, bắp ở vai, lưng con trâu, bò hoặc lợn, lóc các thớ thịt ra thành từng miếng hình con chì. Sau đó thái dọc thớ, ướp các gia vị đi kèm như: ớt, muối, gừng, nước lá rừng, và điều đặc biệt không thể thiếu là lá mắc khén ( một loại hạt tiêu rừng ) và sau đó treo lên gác bếp hun khói cho óng đen, quắt khô lại để bảo quản.

Hiện nay phổ biến nhất chính là món thịt trâu gác bếp Tây Bắc xé nhỏ từng sợi chấm cùng chẳm chéo làm mồi nhậu. Người dân vùng cao ở đây vẫn thường trữ một ít thịt trâu gác bếp, dùng khi có khách quý đến chơi nhà họ sẽ đem ra đãi. Đó như là tấm lòng hiếu khách của người dân vùng cao nơi đây.

Bún thang

Bên cạnh phở Hà Nội thì bún thang cũng là món ăn không nên bỏ qua khi đến Miền Bắc. Khi bát bún thang đã chan nước dùng nghi ngút khói thì khách hàng sẽ “toát mồ hôi lưỡi”, nhưng nhớ là thưởng thức phải rất từ từ. Đầu tiên là húp nhẹ thìa nước dùng để cái nóng, cái ngọt, cái cay lan tỏa trong miệng, đến từng đường gân thớ thịt mới thấy hết sự thú vị của món ăn này. Rồi nhẩn nha ăn vài sợi bún, kèm với miếng trứng tráng hay miếng giò lụa, chút ruốc tôm, kèm với mấy sợi rau sống. Tất cả sẽ hòa quyện tạo nên vị ngon ngọt thật khó tả.