Chuyên trang về bóng đá châu Á All Asian Football cho rằng chính sách sử dụng cầu thủ của các CLB có thể khiến tuyển Việt Nam lãng phí những tài năng thế hệ vàng.
Bóng đá Việt Nam quá lãng phí với thế hệ cầu thủ vàng
Hai năm vừa qua, bóng đá Việt Nam gặt hái nhiều thành công dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, từ vô địch AFF Cup, HCV SEA Games đến những thành công ở cấp độ châu lục. Những thành tích dưới thời nhà cầm quân người Hàn Quốc mở ra cơ hội mới cho các cầu thủ Việt Nam xuất ngoại.
Tin đồn về việc các đội bóng quốc tế để mắt tới cầu thủ Việt NAm vẫn xuất hiện đều đặn. Song, không nhiều trong số đó trở thành hiện thực. Tính đến tháng 3 năm nay, còn Đoàn Văn Hậu và Đặng Văn Lâm chơi bóng ở Hà Lan và Thái Lan. Đa số các CLB cũng như cầu thủ đều tỏ thái độ thận trọng khi được hỏi về khả năng xuất ngoại cầu thủ.
Ngần ngại trong việc xuất ngoại
All Asian Football, chuyên trang bóng đá châu Á, cho rằng bóng đá Việt Nam bước sang trang sử mới kể từ tấm HCB tại giải U23 châu Á 2018. Tại giải đấu diễn ra ở Thường Châu, Nguyễn Quang Hải được coi là cầu thủ nổi bật và để lại ấn tượng nhất trong đội hình.
“Bóng đá không chỉ là môn thể thao ở Đông Nam Á, nó còn hơn thế nữa. Năm 2018 chứng kiến sự thay đổi rõ ràng và việc giành HCB giải U23 châu Á năm đó trở thành xúc tác cho những cảm xúc của đông đảo người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Cuối cùng, sau nhiều năm ở trình độ tầm thường, tuyển Việt Nam bắt đầu nghĩ đến tương lai với nhiều hy vọng”, All Asian Football bình luận và cho rằng 2019 là khởi đầu cho giấc mơ World Cup của bóng đá Việt Nam.
Tại vòng loại World Cup 2022, đội tuyển Việt Nam đang dẫn đầu bảng G sau 5 lượt, giành 11 điểm và vượt qua Thái Lan hay UAE, những đội bóng mạnh. Tác giả bài viết cho rằng giờ là thời điểm để những cầu thủ hay nhất Việt Nam nghĩ đến việc ra nước ngoài, “rời khỏi V.League kém chất lượng để đối mặt với những thách thức mới”.
Song, thực tế đã không diễn ra như vậy. Kết thúc mùa giải 2019, chỉ có Công Phượng và Đoàn Văn Hậu đến châu Âu với nhiều hy vọng và có thể coi là những người đi tiên phong, mở ra con đường mới cho cầu thủ Việt. Kết quả, Công Phượng thất bại tại STVV và ở nửa cuối hợp đồng, anh trở về Việt Nam chơi cho đội TP.HCM. Trong khi đó, Đoàn Văn Hậu chỉ có 2 phút ra sân cho đội hình chính và phần lớn thời gian chơi cho đội dự bị.
“Ngôi sao sáng nhất của thế hệ cầu thủ Việt Nam mới, Nguyễn Quang Hải, vẫn chưa xuất ngoại, bất chấp sự theo đuổi trong thời gian dài của một vài đội bóng Nhật Bản. Có nhiều giả thuyết khác nhau, vấn đề chính là các CLB Việt Nam thường ký hợp có thời hạn hơn 5 năm. Họ cũng ngần ngại trong việc để cầu thủ của mình ra đi”, bài viết có đoạn.
Nguy cơ từ việc thiếu bước nhảy vọt
Ở kỳ chuyển nhượng đầu mùa giải 2020, không có cầu thủ Việt nào ra nước ngoài thi đấu. Chuyên trang về bóng đá châu Á cho rằng đây là điều đáng ngạc nhiên trong bối cảnh nhiều giải đấu tại châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Thái Lan có chính sách khuyến khích sử dụng ngoại binh người châu Á.
Nhìn sang Thái Lan, kỳ phùng địch thủ với Việt Nam, đang có 5 cầu thủ chơi tại J.League.”Chanathip Songkraisin và đồng nghiệp chắc chắn hưởng lợi nhiều từ việc chơi bóng tại môi trường cạnh tranh hàng đầu châu Á”, tác giả nhận định.
Du lịch Thái Lan thậm chí được hưởng lợi khi những ngôi sao hàng đầu của họ đang tỏa sáng tại J.League. Những tour “du lịch thể thao” đang cho thấy sức hút đáng kể. CĐV đi từ Thái Lan, tới xem Consadole thi đấu và cổ vũ thần tượng thi đấu, rồi trở về.
Việc cầu thủ Việt ngại ra nước ngoài chơi bóng, All Asia Football cho rằng có thể kéo theo hệ luy. “Thực tế là việc này dẫn tới nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền bóng đá khi họ thiếu bước nhảy vọt về chất lượng”.
“Rõ ràng, nguy cơ thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam đang bị lãng phí tài năng nếu những cầu thủ đang thực hiện giấc mơ của cả quốc gia không rời khỏi V.League”.
Website cung cấp thêm cho bạn đọc về kết quả bóng đá: xem tỷ số bóng đá hôm nay, kết quả trực tuyến Ngoại Hạng Anh, TBN, Đức, Ý, Cúp C1, C2, VN, Giao hữu. Kq bd 24h đêm qua, sáng nay mới và chính xác nhất.
HLV Park Hang-seo nói lời chia tay trợ lý ngôn ngữ tiếng Anh
Trong những ngày cuối tháng 3, phiên dịch từ tiếng Hàn Quốc sang tiếng Anh cho HLV trưởng đội tuyển Việt Nam là ông Lee Jung-hak đã nói lời chia tay nhà cầm quân người Hàn Quốc. Người trợ lí mê bóng chày này sẽ trở về Hàn Quốc để làm việc cho một công ty có chế độ đãi ngộ tương đối cao.
Những người thân thiết với phiên dịch Lee Jung-hak cho biết anh rất mê bóng chày nên về làm cho một công ty có liên quan đến việc phát triển môn thể thao được người Hàn Quốc yêu thích này. Trước khi chia tay HLV Park Hang-seo, ông Lee Jung-hak nhận lương thời vụ, không cố định như các HLV chuyên môn như ông Park hay ông Lee Young-jin cũng như bác sĩ Choi Ju-young. Vì vậy, việc lựa chọn trở về quê nhà để làm việc được xem là lựa chọn thích hợp với ông Lee Jung-hak.
Dù sao, phiên dịch Lee Jung-hak cũng đã có nhiều trải nghiệm rất đáng nhớ với HLV Park Hang-seo cùng tập thể tuyển Việt Nam và U23 Quốc gia. Anh đồng hành cùng một số trợ lí ngôn ngữ khác như ông Lê Huy Khoa (đội tuyển Quốc gia), ông Vũ Anh Thắng (U23 Việt Nam) hay trước đó có ông Phan Duy Tuấn. Ông Lee Jung-hak đã tận hưởng nhiều quả ngọt của bóng đá Việt Nam tại VCK Asian Cup 2019, SEA Games 2019, vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á…
Vị trí phiên dịch cho HLV Park Hang-seo thường có hợp đồng thời vụ, theo từng sự kiện từ khi chuẩn bị cho đến lúc kết thúc. HLV người Hàn Quốc đã thay khá nhiều trợ lý ngôn ngữ trong hơn 2 năm làm việc tại Việt Nam.
Ngoài ra, chúng tôi còn mang đến lịch thi đấu bóng đá hôm nay để khán giả không bị bỏ lỡ những trận cầu mà mình yêu thích nhất.