Sài gòn là nơi giao thoa giữa các vùng miền, đến Sài Gòn bạn không chỉ khám phá về văn hóa, di tích lịch sử, mà còn có cơ hội thưởng thức món ăn với hương vị lạ nơi đây. Vậy đến sài gòn ăn gì? chơi ở đâu? hãy cùng phuot3mien.net điểm qua nhé.

Một số món ăn đặc trưng tại Sài Gòn

Cơm tấm

Món ăn đầu tiên khi đặt chân đến bạn phải thưởng thức ngay đó là món Cơm Tấm. Đây là món ăn phổ biến và bình dân của người Sài Gòn nhưng bạn vẫn cảm nhận được vị thơm ngon của món ăn này. Cơm được nấu từ gạo tấm nên hạt cơm rời và vụn, ăn cùng với sườn nướng, bì hoặc chả và một chén nước mắm ngọt thêm chút dưa leo.

Cơm tấm hấp dẫn thơm ngon
Cơm tấm hấp dẫn thơm ngon

Báng tráng Trảng Bàng

Bánh tráng Trảng Bàng xuất phát từ Tây Ninh, nhưng tại Sài Gòn món ăn này cũng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là du khách khi đặt chân đến đây khó có thể quên được mùi vị của món bánh tráng bàng. Đặc điểm của loại bánh tráng này là phơi sương, khi ăn cuốn thịt heo hoặc thịt bò với đủ các loại rau lá như: lá cóc, trâm ổi, lá nhái, lá lụa, đọt vừng, đọt kim cang, đọt lá xộp, quế, đọt bứa, rau câu, lá cách…

Bánh tráng trộn, bánh tráng cuốn và bánh tráng nướng

Ngoài bánh tráng bàng thì 3 món ăn trên là một trong số món ăn vặt hàng đầu của các bạn trẻ Sài thành. Mỗi phần bánh có giá 10.000 đồng đến 15.000 đồng, với bánh tráng cắt sợi trộn với mỡ hành, sa tế, xoài hoặc cóc, trứng cút, rau răm, tôm xào hoặc mực khô…

Hủ tiếu Nam Vang

Có thể nói Hủ Tiếu là món ăn đặc trưng của người dân Sài Gòn
Có thể nói Hủ Tiếu là món ăn đặc trưng của người dân Sài Gòn

Hủ tiếu Nam Vang như là một đặc trưng của người dân Sài Gòn, món ăn xuất phát từ Campuchia nhưng lại được chế biến bởi những người Hoa và bán tại Sài Gòn. Một tô hủ tiếu Nam Vang gồm: tôm, gan, trứng, mực… Món này ăn kèm với rau cần, tần ô, hẹ, xà lách, giá… Nếu bạn dùng hủ tiếu Nam Vang khô, bánh hủ tiếu sẽ được trộn với xì dầu, tỏi phi vàng ươm bắt mắt.

Bún mắm

Món ăn này của người Tây Nam bộ. Nhưng cũng trở thành một trong những món ăn không thể thiếu của người dân Sài Gòn. Nước dùng được nấu từ các loại cá như cá linh, cá lóc, cá sặc. Tô bún mắm còn có thêm thịt heo quay, mực. Rau ăn bún mắm đa dạng với bông súng, kèo nèo, bắp chuối.

Bún thịt nướng

Nếu ở Hà Nội bạn được thưởng thức món bún thang thì khi đến Sài Gòn bạn sẽ được ăn món bún tươi. Bún tươi được ăn cùng thịt ướp nướng thơm phức, rau thơm và dưa leo xắt vụn, giá. Điểm đặc biệt của món bún thịt nướng chính là vị ớt cay nồng và nước chan là nước tương đậu nành hoặc là nước mắm ớt ngọt. Sự kết hợp của những nguyên liệu này làm nên một món ăn khó cưỡng, kích thích vị giác vô cùng.

Ghé qua một số điểm du lịch nổi tiếng ở Sài Gòn

Nếu bạn đến miền nam, cụ thể là Sài Gòn và đang chán ngắt với điểm đến trong trung tâm, thì có thể đến những nơi khác của Sài Gòn, cách trung tâm không xa để tận hưởng vẻ đẹp như tranh.

Cầu Mống

Cầu Mống được nối liền quận 1 và quận 4, được xây dựng ngót nghét hơn trăm năm từ thời Pháp thuộc. Cầu Mống ngày nay đã trở thành điểm hẹn hò lý tưởng của các cặp tình nhân, điểm tham quan của du khách thích đi loanh quanh khám phá thành phố. Với không gian mát mẻ, góc nhìn đẹp, cầu Mống đã xuất hiện trong nhiều MV ca nhạc, phim. Dĩ nhiên đây cũng là địa điểm chụp hình được nhiều bạn trẻ yêu thích.

Đến cầu ánh sao đi đạo để tận hưởng không khí mát mẻ vào buổi tối ở Sài Gòn
Đến cầu ánh sao đi đạo để tận hưởng không khí mát mẻ vào buổi tối ở Sài Gòn

Hồ bán nguyệt – cầu Ánh sao

Cầu Ánh Sao nằm vắt ngang hồ Bán Nguyệt với thành cầu được uốn cong mềm mại. Gọi là cầu Ánh Sao vì nhìn từ xa, cây cầu như một dải sao nào đó trong ngân hà. Hai bên hông cầu có ánh sáng bảy màu liên tục thay đổi, tạo cho người đi trên cầu có cảm giác như đang bước đi giữa muôn ngàn những vì sao sáng giữa trời đêm.Đến đây bạn có thể đi dạo hoặc chụp hình khá tuyệt vời.