Sapa được coi như “Đà Lạt” của miền Bắc với tiết trời dễ chịu, thiên nhiên và con người như hòa vào nhau, đẹp tựa bức tranh thủy mặc.

Đến Sapa bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Nhà thờ cổ – còn có tên là nhà thờ đá hay nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỉ XX. Nằm tại vị trí đắc địa, nhà thờ đá là trung tâm của Sapa được mọi người rất yêu thích không chỉ bởi lối kiến trúc độc đáo mà nó còn mang một í nghĩa tâm linh rất to lớn đối với người Công giáo.

du-lich-sapa
Du lịch SaPa mùa nào đẹp?
Đến Sapa vào mỗi mùa đều có những trải nghiệm thú vị riêng của mảnh đất vùng cao xinh đẹp này.

– Thời điểm thích hợp để đi du lịch Sapa là từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến 5. Thời điểm này thời tiết Sapa ổn định, ngày nắng khô, đêm lạnh.

– Tháng 4 – 5 là mùa nước đổ, những ruộng bậc thang ngút mắt cảm tưởng như chạy đến tận chân trời.

– Tháng 9 – 10 là mùa lúa chín, khi ấy Sapa như được khoác chiếc áo vàng óng ả, lấp lánh. Bạn nên đi vào giữa hoặc cuối tháng 9 bởi sang tháng 10 ruộng bậc thang nhiều nơi đã gặt xong.

– Tháng 12 đến tháng 2 trời rất lạnh, có thể xuất hiện băng và thỉnh thoảng có tuyết rơi. Đây cũng là mùa nở của hoa đào, đỗ quyên
Các địa danh du lịch:

Hàm Rồng (trong trung tâm thị trấn)

Thác Bạc (cách thị trấn khoảng 12 km)

Cầu Mây (cách thị trấn khoảng 17 km)

Bản Cát Cát (cách thị trấn 2 km)

Bản Tả Van (cách trung tâm thị trấn 8 km)

Tả Phìn (cách trung tâm thị trấn khoảng 12 km)

Bãi đá cổ (cách trung tâm thị trấn khoảng 10 km)

Fansipan – nóc nhà của Đông Dương (cách thị trấn khoảng 9 km)

Chợ Bắc Hà (cách Lào Cai chừng 70 km )

Tham quan Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu (Trong trung tâm TP. Lào Cai).
Ăn gì ở Sapa ? Những đặc sản Sapa nhất định phải thử
Sapa không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, khí hậu ôn hòa, văn hóa dân tộc đặc sắc mà còn bởi nền ẩm thực đa dạng, riêng biệt. Du lịch Sapa, bạn nên thưởng thức những món ngon nổi tiếng như lợn cắp nách, trâu gác bếp, thắng cố, cải mèo… để cảm nhận nét đặc trưng của vùng cao Tây Bắc.
Thắng cố
Thắng cố là món ăn nổi tiếng của đồng bào dân tộc Mông. Một chảo thắng cố truyền thống bao gồm thịt và nội tạng ngựa, được ướp với thảo quả, quế chi, hoa hồi và nhiều gia vị khác trước khi ninh nhừ trên bếp than.
Thịt lợn cắp nách
Lợn cắp nách là loại lợn được nuôi thả rông từ lúc mới đẻ. Khi lợn được khoảng 10 – 15kg, người dân có thể dắt hoặc cắp lợn vào nách để đem ra chợ bán. Dưới bàn tay khéo léo của người đầu bếp, thịt lợn được chế biến thành nhiều món nướng, hấp, xào… món nào cũng ngon khó cưỡng.
Lẩu cá hồi
Cá hồi Sapa có xuất xứ từ châu Âu, được nuôi tại chân thác Bạc. Nhờ khí hậu quanh năm mát mẻ thậm chí là có tuyết vào mùa đông nên chất lượng cá hồi Sapa không thua kém cá nhập khẩu. Thịt cá săn chắc, ngọt tự nhiên, không có mỡ và trông rất bắt mắt.
Thịt gừng
Thị gừng là món ăn truyền thống của người Nùng Dín. Nguyên liệu để làm món này xương sườn, xương sống và thủ lợn. Sau khi băm nhỏ xương, người ta sẽ bóp chúng cùng muối, một ít rượu ngô và gừng tươi giã nhỏ vắt nước.