Lễ hội chọi trâu (Đồ sơn), là một trong những lễ hội truyền thống của người dân nơi đây thu hút đông đảo người dân và khách du lịch.
Lễ hội chọi trâu (đồ sơn) diễn ra khi nào?
Lễ hội chọi trâu (đồ sơn) Hải phòng được coi là một trong những địa điểm du lịch Miền Bắc thu hút đông đảo khách du lịch. Thời gian diễn ra lễ hội thường theo định lệ, hàng năm cứ vào ngày 9 tháng Tám âm lịch là Đồ Sơn lại mở hội Chọi Trâu. Để chuẩn bị cho ngày chính hội trước đó đã có kỳ đấu loại vào ngày 6 tháng Tám âm lịch để chọn ra những Trâu xuất sắc nhất vào trận đấu chung kết. Ngày 24-9-2012, tại sân vận động trung tâm quận Đồ Sơn đã diễn ra vòng chung kết Lễ hội Chọi Trâu truyền thống Đồ Sơn – 2012 với 16 Trâu vào trận, thu hút hơn 30.000 lượt khách tham gia.
Chuẩn bị lễ hội chọi trâu (Đồ Sơn)
Theo chân phuot3mien.net đến với Lễ hội chọi Trâu (đồ sơn) Hải Phòng, khám phá những nét độc đáo của lễ hội truyền thống của người dân nơi đây. Theo như thông tin chúng tôi cập nhật để chuẩn bị cho lễ hội Chọi Trâu, người Đồ Sơn đã phải đầu tư nhiều công sức và nuôi dưỡng Trâu chừng tám tháng. Chọn Trâu là một công việc cầu kỳ và tỉ mỉ, thường thì từ sau Tết Nguyên đán, các sới chọi sẽ cử người có nhiều kinh nghiệm đi khắp nơi để lùng sục Trâu. Từ những vùng lân cận như một số huyện ngoại thành Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, có khi còn phải lặn lội hàng tháng trời vào tận Qùy Hợp (Nghệ An), Hủa Phăn (Lào)… hay ngược lên tận Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn… Trong vài năm gần đây, cánh săn Trâu chọi lại đổ quân đến Sốp Cộp, một huyện hết sức xa lạ của tỉnh Sơn La, bởi Trâu Sốp Cộp ngoài to con, khỏe và dai sức, còn có đặc điểm rất “húng chiến”, phù hợp với việc dùng để chọi.
Trâu được chọn để tham gia lễ hội phải là những con Trâu đực khỏe mạnh từ 4, 5 tuổi trở lên, hội đủ những tiêu chuẩn như ức rộng, cổ tròn dài và hơi thu nhỏ về phía đầu, gọi là Trâu cổ Cò; lưng càng dày và phẳng được đánh giá là Trâu gan, có khả năng chống chịu được đòn của đối phương; háng Trâu phải rộng nhưng thu nhỏ về phía hậu càng nhọn càng qúy; sừng Trâu phải đen như mun, đầu sừng vênh lên như hai cánh cung; giữa hai sừng có túm tóc hình chóp trên đỉnh đầu là khoáy tròn; mắt Trâu phải đen, tròng đỏ, mặt càng giống mặt Ngựa là Trâu chọi hay; ngoài ra còn phải trường đùi, có da đồng, lông móc, một khoang bốn khoáy, hàm đen, tóc tráp (lông trên đầu cứng và dày để tránh nắng)…
Chọn được Trâu vừa ý đã là việc khó, nhưng huấn luyện để Trâu chọi được đòi hỏi nhiều công phu và chỉ những người có kinh nghiệm mới được cử ra chăm sóc. Trâu khi mới đưa về thường được tẩm bổ cho có đủ sức lực, nuôi ở chuồng riêng, kín đáo và đặc biệt không cho chúng trông thấy Trâu nhà để khôi phục bản năng hoang dã. Tiếp đến Trâu sẽ được huấn luyện những bài tập cơ bản như chạy, lội bùn, leo núi…, tập thích nghi với những biến đổi thời tiết nhằm nâng cao khả năng chịu đựng và dẻo dai. Trâu còn được huấn luyện tại các “sới chọi” (những bãi đất rộng với cờ xí rực rỡ, nhiều người đứng xung quanh, gõ chiêng trống và hò hét ầm ĩ để tập cho Trâu quen với không khí của ngày hội). Những người nhiều kinh nghiệm sẽ huấn luyện cho Trâu có những miếng đánh hay, độc đáo.
Lễ hội chọi trâu (Đồ sơn) có ý nghĩa gì?
Hàng năm lễ hội được diễn ra đều mang ý nghĩa rất lớn đối với người dân nơi đây. Ý nghĩa của lễ hội chọi trâu (đồ sơn) đem lại nhiều may mắn cho cả làng trong năm, từ mưa thuận gió hòa đến bình yên cho hết mọi người trong hành trình đi biển. Điểm đặc biệt là dù Trâu thắng hay thua, kết thúc lễ hội đều phải được hóa sinh để tế lễ đất trời và cầu cho mùa màng thuận hòa. Nhiều người tin rằng được ăn thịt Trâu chọi trong dịp lễ hội sẽ gặp nhiều may mắn.
Tham quan Đồ Sơn trong những ngày lễ hội chọi trâu (đồ sơn) du khách sẽ có dịp trải nghiệm một sinh hoạt mang tính thượng võ và nhân văn sâu sắc. Được hòa mình vào không khí lễ hội với nhiều hoạt động độc đáo, du khách còn có thể tìm hiểu cách chăm sóc, huấn luyện Trâu chọi, chiêm ngưỡng tận mắt các “đấu sĩ” đang bước vào giai đoạn huấn luyện cuối cùng.
Lễ hội chọi trâu (đồ sơn) là một trong những lễ hội mang đậm nét văn hóa tâm linh của người dân vùng biển, Lễ hội Chọi Trâu (đồ sơn)đã tạo nên một phong cách riêng của vùng duyên hải Bắc bộ, góp phần kích cầu du lịch thành phố Hải Phòng và vùng đồng bằng sông Hồng phát triển.